Giao thông thành phố sẽ thay đổi như thế nào?

0
828

Giao thông thành phố sẽ thay đổi như thế nào?

Những năm gần đây, đi cùng với tốc độ đô thị hóa cao là hạ tầng giao thông không đáp ứng kịp, đây đang là một mối lo ngại lớn cho chính quyền và người dân sinh sống tại thành phố.

Ùn tắc đang ngày một nghiêm trọng hơn, gây tiêu tốn nhiều thời gian của xã hội, ô nhiễm môi trường, thất thoát tài chính quốc gia và là nổi “ám ảnh” của người dân Sài Gòn.

Thực trang ùn tắc giao thông trên nhiều tuyến phố vào giờ cao điểm

Kẹt xe luôn là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, dân số TPHCM tính đến năm 2015 là 8,146 triệu người, trong đó có hơn 6,6 triệu người sống tại đô thị trung tâm.
Tốc độ tăng trưởng dân số qua các năm đều tăng hơn 1%, tương đương với hơn 170 ngàn người.
TPHCM cũng có hơn 7 triệu xe 2 bánh, 600.000 ôtô (đăng kí tại TP) cùng tỷ lệ gia tăng 10%/năm, chưa kể đến các phương tiện đăng kí ở tỉnh khác.
Theo tính toán của các chuyên gia, để thuận lợi cho việc di chuyển của tất cả các phương tiện thì TPHCM cần đến 40 triệu m2 mặt đường, trong khi hiện nay chỉ có 28 triệu m2. Trong giờ cao điểm, tất cả các phương tiện gồm cả Xe bus, ô tô, xe máy,.. cùng lưu thông trên một tuyến không phân biệt làn đường.
Họ chen lấn, giành nhau từng vị trí trống để tranh thủ thời gian đến nơi làm việc, nơi học tập của con em và để thoát khỏi ô nhiễm khói bụi, tiếng ồn. Nếu có tín hiệu đèn bị trục trặc, mưa lớn hoặc có va chạm trên đường phố.. thì kẹt xe sẽ xảy ra trên hàng dài cây số trong nhiều giờ đồng hồ.
Vấn đề ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn khi các tuyến đường cũ ngày một xuống cấp, các tuyến đường mới chậm triển khai.
Để giảm thiểu tối đa vấn đề này, TPHCM cũng đã có nhiều phương án như xây tàu điện ngầm, tàu điện trên cao, tuyến xe bus nhanh, cầu vượt, hầm chui, mở rộng tuyến đường,.. tại một số địa điểm.
Trong đó nổi bật nhất là quy hoạch tuyến đường sắt đô thị Metro.

TP Hồ Chí Minh – 8 tuyến đường sắt đô thị sẽ thay đổi toàn bộ hạ tầng giao thông thành phố

Trong kế hoạch quy hoạch các tuyến đường sắt đô thị, TPHCM có 08 tuyến Metro hỗ trợ di chuyển của người dân, gồm có Tuyến số 1: Bến Thành – Suối Tiên dài gần 20 km (dự kiến kéo dài đến Bình Dương); Tuyến số 2: Thủ Thiêm – Khu đô thị Tây Bắc Củ Chi khoảng 48 km (giai đoạn 1 sẽ phát triển đoạn Bến Thành – Tham Lương); Tuyến 3A: Bến Thành – Tân Kiên khoảng 20 km; Tuyến 3B: Ngã sáu Cộng Hòa – Hiệp Bình Phước dài hơn 12 km; Tuyến số 4A: Cầu Bến Cát – Khu đô thị Hiệp Phước dài 36 km; Tuyến 4B: Ga Công viên Gia Định – Ga Lăng Cha Cả dài 5,2 km; Tuyến số 5: Cầu Sài Gòn – bến xe Cần Giuộc (khoảng 17 km); Tuyến số 6: Bà Quẹo – vòng xoay Phú Lâm (dài hơn 6 km).

Sơ đồ quy hoạch 8 tuyến đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh
Tuyến Metro số 1 đã được khởi công vào năm 2012 và đang gấp rút tiến độ hoàn thành. Toàn người dân thành phố đang rất háo hức chờ đợi sự thay đổi lớn trong di chuyển với tuyến đường sắt đô thị đầu tiên tại TPHCM này.
Ngoài ra, tuyến Metro số 2 và Metro số 5 đã tìm được nguồn vốn đầu tư, đang trong giai đoạn tiếp tục triển khai. Theo các chuyên gia, Metro và các tuyến xe điện được xem là “xương sống” của giao thông công cộng TPHCM trong tương lai, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

Các dự án này sẽ giảm được tình trạng ùn tắc kéo dài, đồng thời giá trị sử dụng đất tại khu vực xung quanh nhà ga sẽ tăng lên.

Chủ đầu tư địa ốc cùng tham gia xây dựng hạ tầng giao thông

Không chỉ đầu tư các tuyến đường nội bộ ngay tại dự án, một số Chủ đầu tư lớn còn tham gia đầu tư cơ sở hạ tầng, cùng chung tay xây dựng thành phố tốt đẹp hơn.
Đơn cử như Công ty Đại Quang Minh đã xây dựng cầu Thủ Thiêm 1&2; Công ty Phát Đạt được chấp thuận xây cầu Thủ Thiêm 4, Tập đoàn VinGroup nâng cấp trục đường Nguyễn Hữu Cảnh, Ung Văn Khiêm, cải tạo đường ven sông Sài Gòn,…
 Phối cảnh Cầu Thủ Thiêm 2 nối KĐT Thủ Thiêm với Quận 1, do Công ty Đại Quang Minh làm Chủ đầu tư

Tại khu vực trung tâm quận 10, dự án HaDo Centrosa Garden của chủ đầu tư Hà Đô cũng được chú ý về phát triển hạ tầng.

Theo đó, dự án sẽ có 4 cổng ra vào để thuận tiện cho việc di chuyển của cư dân: 2 cổng tại đường Ba Tháng Hai, 1 cổng tại Cao Thắng nối dài và 1 cổng tại hẻm 285 Cách Mạng Tháng Tám.

Ngoài ra, Chủ đầu tư Hà Đô cũng đã được chính quyền địa phương chấp thuận mở con lươn ngay vị trí cổng số 1 (Đối diện siêu thị Maximark), đồng thời quy hoạch tuyến đường nối từ vị trí này sang hẻm 285 Cách Mạng Tháng Tám với lộ giới 20m, phục vụ cho việc lưu thông của toàn người dân sống tại đây. Dự án cũng ngay cạnh nhà ga Dân chủ thuộc tuyến Metro số 2, khi đi vào hoạt động thì việc đi lại của người dân sẽ dễ dàng, thuận tiện hơn.


Sơ đồ nhà Ga của Metro số 2, Vị trí dự án HaDo Centrosa Garden ngay cạnh nhà ga Dân Chủ

Địa chỉ: 200 Đường 3 tháng 2, phường 12, quận 10, TP.HCM
Hotline: 0932.185.918
Dự án được phát triển bởi Tập đoàn Hà Đô Top 10 chủ đầu tư bất động sản uy tín tại Việt Nam 2016 (theo Vietnam Report) – với mong muốn Hado Centrosa Garden trở thành khu phức hợp hiện đại, thịnh vượng và khác biệt tại Sài Gòn.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here